Chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Lan hồ điệp là loài hoa làm si mê bao người thích chơi cây cảnh, đặc biệt là vào dịp Tết. Tuy nhiên, làm thế nào để cây luôn duy trì sự tươi tốt và ra hoa đều đặn thì không đơn giản. Nếu bạn chưa biết cách chăm Lan Hồ Điệp sau tết. Cách nào để cây khỏe và ra hoa sau thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Bạn sẽ biết ngay cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết.

1. Tại sao cần biết cách chăm sóc Lan Hồ Điệp sau khi hoa tàn

Các chậu Lan Hồ Điệp trung trong ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn. Tạo nên những chậu lan rực rỡ. Sau Tết, đã qua đợt hoa, chúng ta thường không biết cách chăm sóc để cây tiếp tục sống. Vì thế phần lớn, những cây lan trong chậu bị chết hoặc không thể phát triển, lụi dần.

Lan Hồ Điệp vẫn có sức sống sau khi nở hoa rực rỡ trưng Tết
Lan Hồ Điệp vẫn có sức sống sau khi nở hoa rực rỡ trưng Tết

Muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi sau đợt ra hoa, thì cần phải nắm rõ cách chăm Lan Hồ Điệp. Một chậu Lan sẽ bao gồm nhiều cây đơn. Ta nên gỡ ra thành từng cây một để dễ trồng và chăm sóc.

2. Bí quyết chăm sóc và cách chăm lan hồ điệp sau Tết

Lan hồ điệp được đánh giá là giống cây khó trồng và khó chăm. Nhiều gia đình thường không chăm chút hoa lan hồ điệp đúng cách ngay sau dịp Tết. Điều này khiến phần lớn lan hồ điệp có khả năng bị chết hoặc không thể phát triển tiếp. 

Bởi thế, bạn muốn những chậu Lan Hồ Điệp có thể tiếp tục nở hoa vào tết năm sau. Bạn cần biết cách chăm lan hồ điệp sau tết, cũng như nắm được quy trình chăm sóc lan như sau:

Bước 1: Cắt bỏ ngồng hoa

Khi hoa lan hồ điệp trên cành bị héo khoảng ⅔ số lượng hoa. Ta dùng kéo cắt bỏ đi ngồng hoa. Việc này giúp cây không bị kiệt sức khi phải cung cấp dinh dưỡng để nuôi hoa trong thời gian quá dài. Chúng ta không nên tham bông, tiếc bông mà để những cánh bị héo trên cành. 

Cắt ngồng hoa lan hồ điệp đúng cách: Vị trí cắt hoàn hảo nhất, để tránh cây bị sâu bệnh, là cắt cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm. Không nên cắt quá sát cuống hoa, tránh làm dập và gãy lá. Dễ đến thối vào phần thân cây.

Cắt ngồng hoa giúp cây không bị kiệt sức khi phải cung cấp dinh dưỡng để nuôi hoa trong thời gian quá dài.
Cắt ngồng hoa giúp cây không bị kiệt sức khi phải cung cấp dinh dưỡng để nuôi hoa trong thời gian quá dài. 

Lưu ý: tại vị trí mắt ngủ trên cần hoa, vẫn có khả năng mọc ra cây con. Nên bạn có thể lấy bông gòn nhúng ít thuốc atonic và quấn quanh vào vị trí mắt ngủ khoảng 1 tuần. Hết tuần bạn hãy lấy ra. Chờ khoảng 1-2 tháng sau, tại đó thể sẽ ra cây con thì bạn đã biết được cách chăm lan hồ điệp. 

Bước 2: Quan sát tình trạng cây

Quan sát thật kỹ và dùng kéo cắt bỏ hoàn toàn những lá đang bị nấm. Đối với các lá bị úa vàng hoặc bị thối chưa quá ⅓, nhanh tay cắt bỏ phần đó để tránh lây lan qua lá khác. Hãy dùng dao thật sắc cắt bỏ phần hỏng đó.

Bước 3: Xử lý phần gốc và rễ, loại bỏ phần rễ hư. 

Đa phần Lan Hồ Điệp thường được chưng trong nhà. Cộng thêm việc tưới nước và dùng que sắt uốn phân thân, hoa làm cho rễ cây dễ bị thối rữa. Lúc này bạn nên lựa chọn cẩn thận để cắt bỏ đi phần rễ bị hỏng. Giữ lại phần rễ sống khỏe mạnh.

Trường hợp cả bầu rễ còn xanh thì bạn có thể giữ nguyên. Chỉ cần dùng kéo cắt bỏ phần rễ hư, giữ lại rễ tươi tốt. Sau đó đặt bầu cây vào chậu. Dùng dây cố định gốc lan để tránh bị lung lay nếu di chuyển chậu.

Cắt bỏ phần rễ bị hư, khô héo hoặc bị úng nước
Cắt bỏ phần rễ bị hư, khô héo hoặc bị úng nước

Trường hợp phần rễ đã bị hư hỏng nhiều. Bạn hãy lấy toàn bộ phần rêu nước trong bầu ra, rồi thực hiện cắt tỉa bỏ tất cả rễ thối. Sau đó, hãy bôi keo hoặc vôi vào vết cắt và bỏ ít xốp dưới đáy chậu. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn giá thể để trồng bằng than vụn, xơ dừa, zớn trắng, Chilê,…

Bước 4: Cố định cây trong chậu đúng cách chăm lan hồ điệp

Đặt nguyên bầu cây vào chậu và dùng dây cố định tránh cho cây lung lay khi cầm chậu. Đổ dớn cọng (giá thể trồng lan dạng sợi) đã qua xử lý nấm vào xung quanh chậu. Chú ý, vỗ nhẹ để dớn cọng chỉ hơi chặt và hở gốc để thuận lợi quan sát quá trình phát triển của rễ cây.

Giá thể Lan Hồ Điệp
Giá thể Lan Hồ Điệp

Bước 5: Dưỡng cây trong thời gian đầu

Đặt chậu vào vị trí mát mẻ, tránh mưa và ánh sáng chiếu trực tiếp. Vì cường độ ánh sáng cao sẽ khiến lá hồ điệp bị tổn thương. Gây ra tình trạng thối nhũn của lan. 

Bước 6: Tưới nước

Sau 3 ngày để khô, cần tưới đẫm nước toàn bộ chậu 1 lần. Tuy nhiên loài hoa Lan chỉ thích ứng ở độ ẩm từ 50-80%. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn cũng có thể sử dụng màn che. Tuy nhiên việc làm này lại có nguy cơ gây ra các bệnh nấm cho cây. Nên bạn cần phải hết sức lưu ý để thực hiện đúng cách chăm Lan Hồ Điệp. 

Tưới nước cho Lan Hồ Điệp đúng cách
Tưới nước cho Lan Hồ Điệp đúng cách

Bước 7: Bón phân, cung cấp chất dinh dưỡng

Pha loãng Atonik hoặc phân bón B1 theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê với 20 lít nước. Rồi dùng dung dịch này phun dạng sương ẩm hàng ngày cho cây.

Khi thấy cây ra rễ non sau khoảng 1 – 2 tuần, thì bỏ thêm một lớp đất vào trong chậu. Sau khi chăm sóc cẩn thận từ 1 đến 2 tháng thì cây sẽ phát triển ổn định trở lại. Kể từ đây, bạn bón phân, tưới nước cho lan như bình thường. Khi bước vào đầu mùa hè, cây đang ở giai đoạn tăng trưởng, đừng quên bón lượng phân nhiều hơn cho cây. Và bạn đã hoàn thành các giai đoạn trong cách chăm Lan Hồ Điệp sau Tết. 

Với những kinh nghiệm về cách chăm Lan Hồ Điệp trên đây, chắc chắn cây sẽ khỏe và tiếp tục ra hoa. Lan hồ điệp là loại cây khá “khó tính”. Vì thế, hãy dành thời gian đẻ chăm sóc chúng, giúp cây được phát triển và ra hoa đẹp nhất. Và nếu bạn đang muốn có một chậu Lan Hồ Điệp thật đẹp để trưng Tết hoặc biếu tặng. Đừng chần chừ, mà hãy liên hệ Hoa Lan Thanh Phong để được cung cấp những chậu hoa đẹp nhất.

Bình luận

Your email address will not be published.