Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Cho Người Mới Bắt Đầu

Bạn đừng nghĩ lan hồ điệp mình trồng ở nhà là giống lan hồ điệp trồng ở rừng; rồi bỏ mặc chúng ngoài mưa ngoài nắng nhé. Chúng đã là “hàng công nghiệp” thì rất dễ nhiễm bệnh; và một số bệnh sẽ thường gặp như lan hồ điệp bị cháy nắng, bị khô rễ, bị úng lá, …. Vậy đâu là nguyên nhân và kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp khi chúng bị bệnh thế nào? Cùng Hoa Lan Thanh Phong tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan hồ điệp bị cháy nắng

Hoa lan là loài hoa được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giống lan hồ điệp vì chúng đặc biệt tươi lâu. Tuy nhiên, loài hoa này thường bị cháy nắng rồi chết.

1.1 Điều gì gây ra cháy nắng ở lan hồ điệp?

Lan hồ điệp có thể bị cháy nắng vì 2 lý do:

Lan hồ điệp bị nấm xâm nhập: Nếu bạn di chuyển chậu lan hồ điệp đến một nơi mới nhưng ẩm ướt; thì chính bạn đã tạo điều kiện cho nấm phát triển và làm hỏng hoa. Khi thấy lá vàng mà không xử lý nhanh; nấm sẽ lây lan và làm chết cả chậu hoa chỉ sau vài ngày. Lan hồ điệp rất dễ bị bệnh thối ngọn, thối rễ và cháy nắng. Khi bệnh đã trở nặng thì rất khó chữa.

Lan hồ điệp bị cháy nắng là căn bệnh thường gặp của người mới bắt đầu
Lan hồ điệp bị cháy nắng là căn bệnh thường gặp của người mới bắt đầu

Do hoa quá sáng: Nếu đặt không có kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp; thì việc hoa bị thừa sáng là điều dễ hiểu. Việc hoa đang được đặt ở nơi râm mát rồi đột ngột di chuyển nó ra nơi có quá nhiều ánh sáng thì lá của hoa rất dễ bị cháy nắng. Ánh sáng làm cho lá lan hồ điệp chuyển sang màu trắng do chất diệp lục nên màu nhạt dần. Sau 1-2 ngày lá hoa sẽ khô và giòn, xuất hiện nhiều vết cháy đen như sắp chết.

1.2 Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan hồ điệp bị cháy nắng

Nếu lan hồ điệp bị cháy nắng do nấm, bạn nên cắt bỏ ngay những lá bị hư. Sau đó, bạn cần dùng thuốc diệt nấm phun vào chậu hoa để tránh bị thối ngọn hoa. Ngoài ra, bạn cũng nên tưới nước cho hoa vào buổi sáng. Mục đích là để hoa được khô ráo qua đêm và không tạo cơ hội cho nấm phát triển.

Nếu lan hồ điệp bị nắng cháy nắng do thừa ánh sáng; bạn chỉ cần di chuyển chậu hoa đến nơi râm mát hoặc thiết kế rèm che bên trên. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện và xử lý ngay khi thấy dấu hiệu lá bắt đầu chuyển sang màu vàng; nếu để lâu sẽ rất khó chữa.

2. Hoa lan hồ điệp bị úng lá – Nguyên nhân và kinh nghiệm chăm sóc

Lan hồ điệp bị úng lá là một trong những bệnh thường xảy ra khi trồng và chăm sóc lan hồ điệp. Việc điều trị và phòng ngừa lan hồ điệp bị thối lá rất đơn giản. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng kỹ thuật để bệnh không sinh sản và lây lan sang cây khác.

2.1 Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá

Nguyên nhân gây úng thối lá đầu tiên có thể xác định được thường là do cây bị thừa nước. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này còn có những nguyên nhân khác gây bệnh cho lan như:

  • Vi khuẩn có hại
  • Côn trùng tấn công
  • Va chạm trong quá trình vận chuyển
Lan bị úng lá có nhiều nguyên nhân
Lan bị úng lá có nhiều nguyên nhân

2.2 Kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp bị úng lá đơn giản hiệu quả

Để có thể xử lý lan hồ điệp bị úng thối lá đơn giản và triệt để; ngay khi bạn phát hiện sự hình thành mầm bệnh trên cây; việc đầu tiên cần làm là ngừng tưới nước cho cây và nhanh chóng tách nó ra khỏi giá thể.

Nếu bạn đang trồng lan hồ điệp trong chậu, hãy loại bỏ tất cả các cây và cắt bỏ bất kỳ rễ bị nhiễm bệnh nào bằng kéo. Ngoài ra, đối với các loại lan khác, bạn cũng tiến hành cắt bỏ toàn bộ rễ và lá bị bệnh. Sau đó dùng keo liền sẹo, sơn móng tay hoặc vôi ăn trầu để đắp lên vị trí vết thương. Treo ngược và đặt ở nơi thoáng gió, tránh nắng, tránh nước khoảng 1 ngày để vết cắt mau lành.

3. Lan hồ điệp bị khô rễ, xử lý thế nào?

Nếu bạn không có kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp; một trong những “căn bệnh” mà chậu hoa của bạn sẽ gặp đó là bị khô rễ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này nhé.

3.1 Nguyên nhân lan hồ điệp bị khô rễ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị khô rễ trên hoa lan hồ điệp. Nhưng nguyên nhân chính thường do nấm Sclerotium rolfsii sacc gây ra. Khi trồng lan hồ điệp, nhiều người sử dụng xơ dừa mới, khiến nước bị đọng lại, gây độ ẩm cao; đây là điều kiện thuận lợi cho loại nấm này phát triển mạnh; tấn công bộ rễ khiến lan hồ điệp bị khô héo.

Nấm Sclerotium rolfsii sacc là kẻ thù gây ra bệnh khô rễ ở Lan
Nấm Sclerotium rolfsii sacc là kẻ thù gây ra bệnh khô rễ ở Lan

3.2 Kinh nghiệm phòng trừ lan hồ điệp bị khô rễ

Nếu có kinh nghiệm và được chăm sóc đúng cách, vấn đề khô rễ ở lan hồ điệp sẽ được cải thiện hoàn toàn. Và để hạn chế tình trạng này, bạn nên chăm sóc lan theo quy trình sau:

  • Nếu trời mưa nhiều và mưa lâu thì nên dùng ni lông hoặc vải phủ lên chậu lan để tránh nước mưa tràn vào chậu lan.
  • Không nên dùng các vật liệu giữ nước để trồng như xơ dừa, gáo dừa khô; mà phải dùng than củi, dây kẽm, các vật liệu không giữ nước nhiều; để tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
  • Treo các chậu lan cách nhau để cây lan được thông thoáng, giảm độ ẩm không khí, giúp ngăn nấm lây lan từ chậu này sang chậu khác.
  • Để lan nơi thoáng mát và có nhiều ánh nắng
  • Để lan hồ điệp không bị khô héo, người trồng không nên sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao; như thế thì cây sẽ xanh tốt nhưng rễ sẽ mềm; và tất nhiên, khả năng chống nấm và bệnh cũng sẽ thấp đi.
  • Khi cây bị nhiễm bệnh, cắt bỏ rễ bị nhiễm bệnh. Nếu cây đã bị nhiễm bệnh ta phải cách ly và dùng thuốc đặc trị cho cây.

4. Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc lan hồ điệp ở một số bệnh thường gặp. Để được tư vấn thêm và cung cấp những giống hoa lan đẹp, hãy liên hệ với Hoa Lan Thanh Phong ngay hôm nay nhé!

Xem thêm: Tặng hoa gì vào mùa Noel?

Bình luận

Your email address will not be published.